Phòng truyền thống ở Việt Nam hiện có rất nhiều tuy nhiên lượng thông tin, chiều sâu văn hóa của phòng truyền thống chưa được phát huy, khai thác và chia sẻ rộng rãi tới công chúng. Bước vào kỷ nguyên số, thời đại 4.0, thông tin được tiếp cận nhanh hơn, ấn tượng và thú vị hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng quan tâm đặc biệt đến việc chuyển đổi số trong lĩnh vực phát triển phòng truyền thống. Vậy, làm thế nào để số hoá toàn bộ dữ liệu Văn hoá của một doanh nghiệp ?
1. Phòng truyền thống – Bất cập trong khâu lưu giữ
Không phải chỉ mang vai trò quan trọng trong phương diện văn hóa, phòng truyền thống còn là động lực phát triển cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên phòng truyền thống chưa được quan tâm và khai thác nhiều, chỉ được giới thiệu và chia sẻ khi cơ quan, tổ chức có dịp lễ đặc biệt. Việc phát triển và vận hành phòng truyền thống doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác quản lý hiện vật và dữ liệu
Phòng trưng bày truyền thống thường lưu trữ một lượng tài liệu, hiện vật lớn nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Mỗi năm, số lượng thông tin, hiện vật ngày một tăng do đó dữ liệu không tránh khỏi sai lệch, không nhất quán gây lãng phí tài nguyên doanh nghiệp.
Chưa truyền tải được thông tin
Hầu hết các phòng truyền thống chưa phát huy hết chiều sâu văn hóa của mình mà chỉ có thể truyền tải thông tin giới hạn trong phạm vi không gian vật lý. Các khách thăm quan muốn chiêm ngưỡng, tham quan phải chủ động đến nơi trưng bày mới có tư liệu, hay nói cách khác, các phòng truyền thống hiện nay chỉ đang xây dựng cho có, chưa làm nổi bật linh hồn doanh nghiệp.
Công nghệ cũ chưa phát triển
Các công nghệ hiện tại đang áp dụng đa phần còn thô sơ và cũ kể cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc, chưa đáp ứng được nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách hàng.
Văn hoá thưởng thức nghệ thuật chưa cao và công năng sử dụng còn thấp
Mức sống trung bình người Việt còn thấp nên phần lớn nhu cầu và mong muốn của người dân trước tiên là nâng cao kinh tế, sau đó mới quan tâm đến văn hóa, xã hội.
Ngoài ra cơ chế kinh tế thị trường cho lĩnh vực phòng truyền thống còn chưa đầy đủ, tập trung và phát triển các ban mảng, lĩnh vực khác.
Chưa đa dạng hóa đối tượng tham quan
Các hoạt động tham quan vẫn chủ yếu đến từ các tổ chức nhà nước, đơn vị truyền thông, tổ chức phi chính phủ và trong dịp lễ. Tình trạng này có thể đoán trước bởi do yếu tố đặc thù của bảo tàng, phòng truyền thống là mặc định. Hình thức hoạt động chưa đa dạng và việc truyền thông, liên kết giữa các ban ngành đơn vị còn chưa cao nên nhiều bảo tàng, phòng truyền chưa hoạt động chưa hiệu quản
2. Xu thế phát triển Phòng truyền thống online
Không phải chỉ mang vai trò quan trọng trong phương diện văn hóa, phòng truyền thống còn là động lực phát triển cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, ứng dụng công nghệ, phần mềm để phát triển phòng truyền thống luôn được các cơ quan, doanh nghiệp quan tâm.
Với sự phát triển vượt bậc, mang lại nhiều lợi ích, công nghệ thông tin ngày nay được đưa vào nhiều lĩnh vực trong đó có trưng bày, lưu giữ văn hoá, hiện vật lịch sử.
Giảm chi phí
Việc áp dụng CNTT vào phòng truyền thống giúp các doanh nghiệp, đơn vị giảm thiểu tối đa chi phí vận hành và chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, tập trung đầu tư vào các hạng mục dự án khác.
Tăng chất lượng dịch vụ
Phát triển công nghệ phần mềm giúp trải nghiệm khách hàng, khách tham quan được nâng cao, họ sẽ chủ động trong việc tìm kiếm thông tin chỉ trong vài thao tác tác. Ngoài ra việc trao đổi, và đánh giá dịch vụ doanh nghiệp cũng sẽ được tăng cường.
Đồng bộ hoá thông tin
CNTT giúp thông tin được đồng bộ hóa, quản lý thông tin được đảm bảo xuyên suốt, khoa học trong quá trình vận chuyển và quản lý.
Thống kê, phân tích, dự báo
Hệ thống phần mềm giúp theo dõi, thống kê, phân tích và dự báo các rủi ro cho doanh nghiệp được đảm bảo vận hành an toàn. Hơn hết là giúp các đơn vị, doanh nghiệp định hướng phát triển trong tương lai theo xu hướng phát triển xã hội.
Nâng cao năng lực vận hành
Ứng dụng công nghệ nhằm tăng hiệu năng sử dụng của khách hàng, tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu, mong muốn và độ tin cậy trong vận hành của cơ quan, doanh nghiệp.
Việc đi tắt đón đầu ứng dụng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có CNTT mang lại là mấu chốt giải quyết các hạn chế, bất cập trong hoạt động phát triển phòng truyền thống, góp phần phát huy tối đa sự phong phú và đa dạng các giá trị văn hóa của doanh nghiệp, biến nó vừa trở thành mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, làm giàu có thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân viên, xây dựng bản sắc, tiến lên hội nhập văn hóa khu vực và quốc tế.
Susoft- đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm số hoá phòng truyền thống |
Susoft hiểu được rằng, phòng truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ lan truyền chiều sâu văn hóa doanh nghiệp mà còn là niềm tự hào, động lực phát triển của mỗi cán bộ nhân viên. Với trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, là đơn vị tiên phong trong việc thay đổi xu hướng công nghệ mới đem đến cho thị trường những giá trị mới vừa đảm bảo gìn giữ giá trị văn hoá lịch sử, sản phẩm chất lượng và dịch vụ tận tâm, Susoft cho ra mắt sản phẩm One Museum giúp các doanh nghiệp kết tinh, lưu giữ các tinh hoa, văn hóa đơn vị. Với phương châm nhất quán, Susoft luôn nỗ lực mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những thông tin hữu ích của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm với những giải pháp công nghệ toàn diện. Công ty TNHH Phần Mềm Khởi Nguồn Địa chỉ: Tòa nhà SUSOFT HOUSE, số 23, đường 23, KĐT Thành phố Giao Lưu, Phạm Văn Đồng, Hà Nội Email: [email protected] website: http://susoft.vn Hotline: 0243 9148 999 |