Đối với một ứng dụng mobile, giao diện ứng dụng người dùng quyết định phần lớn sự thành công. Một giao diện chuẩn và chuyên nghiệp không chỉ đẹp mà còn phải được tối ưu hết mức về mặt tác vụ, đảm bảo mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu thiết kế Zalo Mini App, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua 5 nguyên tắc thiết kế giao diện mà SuSoft sẽ nói tới sau đây.

1. Nguyên tắc về sự tối giản

Điện thoại là một thiết bị di động tiện ích và có kích thước nhỏ. Chính vì vậy, một ứng dụng với các tác vụ không cần thiết, có quá nhiều yếu tố thừa thãi (hình ảnh,nội dung) hoặc font chữ nhỏ xíu chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm không vui cho người dùng. 

Hãy đảm bảo Zalo Mini App của doanh nghiệp phải thật tinh gọn, sắp xếp logic, tối giản để giúp khách hàng không bị rối mắt. Chỉ lựa chọn những tác vụ quan trọng, cần thiết để khách hàng có thể truy cập nhanh và thao tác một cách dễ dàng khi sử dụng. 

2. Nguyên tắc về cấu trúc

Trước khi thiết kế Zalo Mini App, doanh nghiệp nên lựa chọn và chuẩn bị sẵn cấu trúc của ứng dụng ra trên giấy. Việc lựa chọn và sắp xếp cấu trúc là vô cùng quan trọng, vì mỗi một loại hình ứng dụng, một nhóm ngành nghề sẽ lại có những tính năng chuyên biệt, yêu cầu riêng. Doanh nghiệp nên nhờ các bên đơn vị thiết kế Zalo Mini App uy tín để tư vấn kỹ càng trước khi thiết kế, chẳng hạn như SuSoft. 

Doanh nghiệp nên gộp những thành phần có cùng mục đích vào cùng một nhóm và loại bỏ những yếu tố không cần thiết, không liên quan. Ngoài ra, cần lưu ý hơn về quy tắc dùng điện thoại của khách hàng và đảm bảo những tác vụ quan trọng rơi đúng vào điểm nhìn đầu tiên và trong phạm vi thói quen thao tác của họ. 

Doanh nghiệp nên lựa chọn và chuẩn bị sẵn cấu trúc

3. Nguyên tắc phản hồi

Trong quá trình sử dụng Zalo Mini App, sẽ có nhiều tác vụ đòi hỏi sự phản hồi. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng những phản hồi phải có font chữ dễ nhìn, kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, nội dung cũng phải ngắn gọn, dễ hiểu và phải có nút close (đóng lại). Có rất nhiều trường hợp Popup thông báo nhảy ra lấp kín màn hình với kích cỡ quá to và rất khó khăn để tìm được nút tắt thông báo. Trải nghiệm này mang đến trải nghiệm cực kỳ tệ cho khách hàng và ngay lập tức quyết định thoát khỏi ứng dụng của doanh nghiệp. 

Sẽ có những phản hồi mà khách hàng chủ động muốn sử dụng như hướng dẫn sử dụng, giải thích tác vụ, các thao tác cài đặt chung,… Đối với nhu cầu này, doanh nghiệp phải sắp xếp những nút bấm này ở vị trí dễ thấy và thuận tiện nhất.

4. Nguyên tắc về sự nhất quán

Yếu tố nhất quán không chỉ mang tới cho khách hàng trải nghiệm hữu ích thuận tiện mà còn giúp doanh nghiệp thể hiện sự đồng bộ, chuyên nghiệp, nhất quán, giúp doanh nghiệp truyền tải được những thông điệp cũng như dấu ấn của thương hiệu mình.

Yếu tố nhất quán mang tới sự thuận tiện cho khách hàng và giúp doanh nghiệp thể hiện sự đồng bộ, chuyên nghiệp

Không những thế, font chữ, hình ảnh, màu sắc và cấu trúc giao diện Zalo Mini App của doanh nghiệp nên được đồng bộ. Tránh để các trang có giao diện đối nghịch nhau để khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận diện.

5. Nguyên tắc cho phép sai số

Trong quá trình trải nghiệm ứng dụng, khách hàng có thể thao tác sai vì thế hãy đảm bảo rằng Zalo Mini App của doanh nghiệp bạn phải có chức năng làm lại (Undo/ Redo) và chỉnh sửa. Nút quay lại (Back) cũng nên được tối ưu cho phép khách hàng quay lại trang ngay trước đó thay vì đưa khách hàng về lại trang chủ ban đầu và thực hiện lại thao tác ban đầu. 

Việc nắm chắc những kiến thức là thiết kế giao diện chưa đủ, nếu doanh nghiệp của bạn muốn sở hữu một Zalo Mini App tối ưu, hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ cần nhận được sự tư vấn kỹ càng, chi tiết từ những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành. SuSoft tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp phần mềm đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường và là một trong những đơn vị thiết kế Zalo Mini App hàng đầu.