Trong những năm qua, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn. Đặc biệt là trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa.

Một số khuynh hướng ứng xử trong quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế xã hội

Thứ nhất, bảo tồn di sản tốt, nhưng không khai thác được giá trị kinh tế.

Kiểu ứng xử này mang đậm dấu ấn của tư duy thời bao cấp, khi công cuộc bảo tồn di sản được Nhà nước đảm bảo về mọi mặt (tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực con người…). Do đó, các phòng truyền thống, bảo tàng thường thụ động, ít chịu đổi mới, dẫn tới tình trạng nhiều di sản nằm “đắp chiếu”. Hay nói cách khác là sống trên di sản mà vẫn “đói”.

Bên cạnh đó, còn có lý do xuất phát từ nhận thức, cho rằng bảo vệ di sản văn hóa là cần bảo tồn nguyên vẹn các di sản văn hóa. Tuy nhiên, bảo tồn tốt không có nghĩa là “khư khư” giữ nguyên di sản mà không biết khai thác, phát huy các giá trị của nó. Một số bảo tàng sở hữu những cổ vật, bảo vật quý giá, nhưng do lo lắng mất mát, hư hại đã bảo vệ, cất giữ di sản, thậm chí cho vào kho khóa kỹ, cách ly với đời sống xã hội.

Thứ hai, khai thác giá trị kinh tế tốt, nhưng bảo tồn di sản kém.

Đây là khuynh hướng khai thác tối đa giá trị kinh tế của di sản, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết. Vì thế, khai thác cạn kiệt di sản, xâm hại, thậm chí bóp méo di sản để thu lợi.          

Với cách tiếp cận này, họ cho rằng có thể biến di sản thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, thành sản phẩm du lịch, sự kiện văn hóa đóng góp vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Từ quan điểm này đã dẫn đến khuynh hướng hoành tráng hóa di sản, cố gắng làm cho di sản “to đẹp” hơn, “hiện đại” hơn, nổi tiếng hơn để thu hút khách. 

Chuyện bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở bảo tàng

Về lâu dài, việc quá coi trọng mục tiêu kinh tế, đặt doanh thu, lợi nhuận lên trên hết mà không chú ý đến nhu cầu bảo tồn giá trị di sản văn hóa có thể tạo ra những hệ lụy về phát triển văn hóa – xã hội, cản trở sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Thứ ba, cân đối, hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế – xã hội.

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, những di sản nào được đối xử một cách thỏa đáng cả hai vế bảo tồn và phát huy, giữ gìn và khai thác thì sẽ thu được kết quả khả quan và dài lâu. Đây là khuynh hướng ứng xử với di sản lý tưởng nhất và được khuyến khích nhất, như vậy, sẽ đạt được “mục tiêu kép” vừa bảo vệ được di sản, vừa đạt được mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng là một bài toán khó không dễ gì thực hiện và hiện nay chỉ có một số di sản đạt tới.

Có thể kể đến những bảo tàng “tiên phong” ứng dụng công nghệ tại TPHCM như Bảo tàng Lịch sử TPHCM tiến hành thử nghiệm “kho mở trực tuyến”, giới thiệu một số hiện vật chọn lọc trong bộ sưu tập của Victor Thomas Holbé; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ ứng dụng công nghệ ghi hình 3D để kể những câu chuyện về hiện vật, bài học lịch sử sinh động hơn thông qua các trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ..

Sự cáo chung của mô hình bảo tàng truyền thống

     “Bảo tàng truyền thống” ở trong hơn một thế kỷ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự kết nối giữa các đối tượng khác nhau theo thời gian và không gian. Trong thời kỳ bảo tàng sơ khai, bảo tàng đã đi qua những chặng đường dài để đưa những giá trị văn hóa, lịch sử của nhân loại đến với công chúng. Bằng cách kể câu chuyện của mình, Bảo tàng đã sử dụng những câu chuyện xung quanh những bộ sưu tập độc đáo của mình để tạo mối liên hệ với những khán giả khác nhau của họ và làm nên sự khác biệt.

     Các hoạt động truyền thông mang tính truyền thống của bảo tàng (sách, tờ rơi, chú thích, bảng trích, video, audio guides…) giờ đây đã không còn tạo cho du khách sự hấp dẫn như ban đầu. Sự giảm sút đáng kể về mặt số lượng khách tham quan tại các bảo tàng cho thấy sự lạc hậu của mô hình bảo tàng truyền thống với mô thức mang tính cách “ định hướng tri thức” trong xã hội hiện tại.

Chuyện bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở bảo tàng

     Hiện nay, trong vị thế là đối tác quan trọng và nhiều quyền năng, công chúng không còn giữ vai trò thụ động; người ta đòi hỏi phải được nhận nhiều hơn thế. Và, chính Bảo tàng phải khuyến khích công chúng tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản với vai trò chủ động, tích cực. Công chúng – người góp phần thiết kế, xây dựng, tương tác với di sản hơn là chỉ đóng vai trò là người “tiêu dùng” tri thức, thông tin thụ động. Muốn như vậy, Bảo tàng phải cung cấp cho du khách nhiều cách để học hỏi, trải nghiệm. Có nghĩa là thực đơn của Bảo tàng phải hoàn hảo, không chỉ cho các nhóm người, gia đình mà còn phải phù hợp đến từng cá nhân. Cho phép họ tự chọn cho mình một phương cách mới, một mô hình hoạt động mới để kết nối với thế giới tri thức xung quanh.

Công chúng và tương tác bảo tàng thông minh

     Khái niệm “bảo tàng thông minh” không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới. “Bảo tàng thông minh” là tên gọi hệ thống các bảo tàng áp dụng công nghệ như: bảo tàng trực tuyến (online museum), bảo tàng mạng (Web museum) bảo tàng kỹ thuật số (digital museum), hoặc bảo tàng truyền thống có ứng dụng công nghệ như công nghệ thực tế ảo, thuyết minh tự động….

     Các bảo tàng hiện đại trên thế giới đang hướng đến mô hình bảo tàng thông minh với việc đầu tư nhiều công nghệ trong việc phục vụ, nâng cấp trải nghiệm cho công chúng.Và, một trong những nâng cấp đáng giá đó là việc bảo tàng trang bị những hệ thống công nghệ cho phép người dùng tương tác và tìm hiểu thông tin một cách trực tiếp trên hệ thống trình chiếu vô cùng ấn tượng và hấp dẫn.

     Nhờ những ứng dụng công nghệ mang tính chất tương tác này mà khách tham quan được tiếp cận các bộ sưu tập bảo tàng với nhiều hình thức khám phá độc đáo. Không cần diện tích trưng bày lớn, tiết kiệm được chi phí, cũng như thời gian tham quan linh hoạt đang là những thế mạnh nổi trội của các bảo tàng hiện đại trong thời đại kỹ thuật số.

Chuyện bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở bảo tàng

         Sự kết hợp công nghệ số trong trưng bày bảo tàng đã làm phong phú hơn thông tin cho những hiện vật được trưng bày chưa kể tính hấp dẫn, gợi mở mà công nghệ đem lại qua các giải pháp xử lý của chúng. Trước đây, trong mô hình các bảo tàng truyền thống, công chúng biết về các hiện vật trong bảo tàng qua việc chiêm ngưỡng hiện vật từ xa qua tủ kính bảo vệ, đọc chú thích và xem tờ rơi được in sẵn. 

Với bảo tàng thông minh, công chúng được tiếp cận với khối lượng thông tin đồ sộ dưới nhiều dạng thức: file text, ảnh 3D, Video Clip… đã số hóa liên quan đến các hiện vật trong bảo tàng. Việc đến tham quan bảo tàng hiện tại không chỉ còn gói gọn trong nhu cầu nâng cao tri thức đơn thuần mà còn là nơi thư giãn, giải trí, một điểm đến không thể thiếu cho công chúng địa phương với tư cách là “ngôi nhà chung” của họ. Công nghệ số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã chứng minh một sự thật hiển nhiên rằng có những mô hình thực tế ảo nhưng đã thu được giá trị thật trong đời sống của bảo tàng hiện đại.

Susoft- đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm số hoá phòng truyền thống
Susoft hiểu được rằng, phòng truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ lan truyền chiều sâu văn hóa doanh nghiệp mà còn là niềm tự hào, động lực phát triển của mỗi cán bộ nhân viên.

Với trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động, là đơn vị tiên phong trong việc thay đổi xu hướng công nghệ mới đem đến cho thị trường những giá trị cách tân, sản phẩm chất lượng và dịch vụ tận tâm, Susoft cho ra mắt sản phẩm One Museum giúp các doanh nghiệp kết tinh, lưu giữ các tinh hoa, văn hóa đơn vị. Với phương châm nhất quán, Susoft luôn nỗ lực mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những thông tin hữu ích của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm với những giải pháp công nghệ toàn diện.

Công ty TNHH Phần Mềm Khởi Nguồn (SUSOFT)
Địa chỉ: Tòa nhà SUSOFT HOUSE, số 23, đường 23, KĐT Thành phố Giao Lưu, Phạm Văn Đồng, Hà Nội
Email: [email protected]
website: http://susoft.vn
Hotline: 0243 9148 999